Phương pháp E-Learning - Chọn học tập cá nhân hóa (Personal Learning) hay học tập thích ứng (Adaptive Learning)?
Công nghệ giáo dục cùng các phương pháp học tập E-Learning không ngừng phát triển để nâng cao trải nghiệm học tập. Có hai cách tiếp cận đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong những năm gần đây là học tập cá nhân hóa (personal learning) và học tập thích ứng (adaptive learning). Cùng eUp Solution khám phá hai hình thức học tập này để chọn cách tiếp cận phù hợp nhất nhé!
Nội dung chính của bài viết
Phương pháp E-Learning theo hình thức thích ứng “Adaptive Learning”
Phương pháp E-Learning theo hình thức cá nhân hóa “Personal Learning”
So sánh phương pháp E-Learning theo hình thức “Personal Learning” và “Adaptive Learning”
Mức độ tự chủ của người học
Mức độ tự động của hệ thống E-Learning
Cách tiếp cận, đề xuất học tập
Đánh giá học tập
Vai trò của công nghệ ở cả hai phương pháp E-Learning
Phương pháp E-Learning theo hình thức thích ứng “Adaptive Learning”
Khái niệm
Học tập thích ứng (Adaptive Learning) là một phương pháp dạy và học nhằm cá nhân hóa việc học, thực hành và phản hồi đánh giá dựa trên thành tích hiện tại của người học.
Ví dụ:
Đối với các học sinh chậm tiếp thu hơn, giáo viên có thể dạy kèm 1:1 và giao bài tập thực hành dễ hơn.
Phương pháp E-Learning theo hình thức học tập thích ứng là việc sử dụng thuật toán cũng như trí tuệ nhân tạo để tự động thu thập dữ liệu, theo dõi tiến độ, cung cấp trải nghiệm học tập cá nhân hóa dựa trên hiệu suất và hành vi của người học.
Chương trình Học tập thích ứng Adaptive Learning được dựa trên kết quả của học viên
Ưu điểm
- Cung cấp các đề xuất học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của từng người học.
- Hỗ trợ người học nhanh chóng xác định các khía cạnh mà họ cần tập trung nỗ lực để sớm tối ưu kết quả học tập.
Nhược điểm
- Hệ thống E-Learning cần thu thập và xử lý một lượng lớn dữ liệu. Điều này có thể có độ phức tạp nhất định khi triển khai và duy trì hệ thống.
Phương pháp E-Learning theo hình thức cá nhân hóa “Personal Learning”
Khái niệm
Học tập cá nhân hóa (Personal Learning) là một phương pháp giáo dục nhằm tùy chỉnh việc học sao cho phù hợp với điểm mạnh, điểm yếu, nhu cầu và sở thích của từng người học.
Ví dụ:
Các khóa học trực tuyến cho phép sinh viên tự thiết lập tốc độ học tập riêng và tùy chọn tham khảo các tài liệu trên hệ thống thư viện mở.
Phương pháp E-Learning theo hình thức học tập cá nhân hóa là việc sử dụng thuật toán cũng như trí tuệ nhân tạo để vừa hỗ trợ, vừa trao quyền cho người học. Họ sẽ được lựa chọn lộ trình, điều hướng nội dung theo tốc độ cá nhân để đạt mục tiêu học tập có ý nghĩa đối với họ.
Ưu điểm
- Cho phép người học chủ động lựa chọn trải nghiệm học tập theo sở thích và tốc độ riêng, khuyến khích năng lực tự tư duy; từ đó thúc đẩy sự tham gia tích cực nơi người học.
- Trải nghiệm học tập được tùy chỉnh linh hoạt theo phản hồi của người học.
Nhược điểm
- Để triển khai tốt với quy mô lớp học lớn còn cần phải tối ưu thêm.
- Cần lập kế hoạch kỹ càng và những hỗ trợ cần thiết để đảm bảo người học tiếp cận các tài liệu phù hợp và sớm đạt được mục tiêu học tập chung.
So sánh phương pháp E-Learning theo hình thức “Personal Learning” và “Adaptive Learning”
Giống nhau
- Cá nhân hóa nội dung học tập: Cả hai phương pháp E-Learning này đều cung cấp nội dung giáo dục tùy chỉnh, phù hợp với nhu cầu và khả năng riêng của từng cá nhân.
- Ứng dụng công nghệ hỗ trợ học tập liên tục: Cả hai phương pháp tiếp cận này đều khác với cách dạy và học truyền thống. Chúng cung cấp sự hướng dẫn, hỗ trợ học tập liên tục trong một thời gian dài cho mỗi cá nhân.
Khác nhau
Mức độ tự chủ của người học
Ở phương pháp học tập thích ứng, hệ thống sẽ phân tích điểm mạnh, điểm yếu; từ đó đưa ra các đề xuất phù hợp với mỗi người học. Còn ở phương pháp học tập cá nhân hóa thì người học sẽ chủ động định hình trải nghiệm học tập dựa trên sở thích và nhu cầu riêng của mình.
Như vậy, học tập cá nhân hóa thúc đẩy sự tự chủ, tăng cường động lực nội tại cho người học nhiều hơn, giúp họ đạt mục tiêu học tập có ý nghĩa cá nhân cao hơn.
Phương pháp Elearning và công nghệ hỗ trợ
Mức độ tự động của hệ thống E-Learning
Công nghệ dùng cho học tập thích ứng sử dụng những thuật toán phân tích dữ liệu phức tạp hơn so với học tập cá nhân hóa. Mức độ tự động cao thể hiện trong một số công đoạn như: đề xuất nội dung, sớm can thiệp hướng dẫn trong quá trình học, tương tác phản hồi nhanh.
Do đó, học tập thích ứng hỗ trợ điều chỉnh theo thời gian học tập thực tế một cách nhanh chóng hơn, kịp thời hơn.
Cách tiếp cận, đề xuất học tập
Phương pháp học tập thích ứng tạo trải nghiệm học tập chủ yếu dựa vào công nghệ phân tích dữ liệu. Trong khi đó, học tập cá nhân hóa có cách tiếp cận toàn diện hơn, có quan tâm đến sở thích, mục tiêu và nguyện vọng của người học. Có thể nói phương pháp E-Learning theo cách tiếp cận cá nhân hóa là sự kết hợp giữa học tập thích ứng và học tập tùy chỉnh.
Đánh giá học tập
Học tập thích ứng theo dõi hành vi học tập và hiệu suất của người học chủ yếu dựa vào dữ liệu thu thập và công nghệ phân tích. Trong khi học tập cá nhân hóa phụ thuộc nhiều hơn vào ý kiến đóng góp và phản hồi của người học.
Như vậy, phương pháp học tập thích ứng đánh giá kết quả học tập khách quan hơn, từ đó có sự điều chỉnh nội dung học tập phù hợp hơn với năng lực của người học.
Vai trò của công nghệ ở cả hai phương pháp E-Learning
Dù tiếp cận theo phương pháp E-Learning nào thì công nghệ cũng đóng vai trò quan trọng. Nếu tiếp cận theo hình thức học tập thích ứng thì công nghệ đóng vai trò thu thập, phân tích dữ liệu phức tạp. Nếu tiếp cận theo hình thức học tập cá nhân hóa thì công nghệ đóng vai trò là công cụ để giao tiếp, hợp tác, truy cập tài liệu.
Trong bối cảnh Trí tuệ Nhân tạo đang phát triển vượt bậc như ngày nay và hứa hẹn còn có những bước tiến dài trong tương lai, đây sẽ là giải pháp Công nghệ chủ đạo trong việc thúc đẩy cho các phương pháp học tập elearning ngày càng hiệu quả.
Chìa khóa thành công trong học tập trực tuyến là chọn phương pháp E-Learning đáp ứng tốt nhất nhu cầu và khả năng của người học. Với nhiều năm kinh nghiệm triển khai thực tiễn các giải pháp công nghệ giáo dục, eUp Solution sẵn sàng đồng hành 24/7 với các tổ chức muốn cải tiến chất lượng giáo dục đào tạo trong kỷ nguyên số.