Top 5 xu hướng công nghệ mới tích hợp trong E-Learning
Nhờ sự tích hợp của các xu hướng công nghệ mới, E-Learning thu hút đông đảo người dùng và trở nên nổi bật trong cuộc cách mạng chuyển đổi số. Cùng eUp Solution khám phá 5 công nghệ đầy tiềm năng, đem đến cho lĩnh vực E-Learning một tương lai nhiều hứa hẹn qua bài viết sau đây.
Nội dung chính của bài viết
Elearning là gì ?
Các xu hướng công nghệ tích hợp trong E-Learning.
- Xu hướng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI)
- Xu hướng công nghệ thực tế ảo AR - VR
- Xu hướng công nghệ trò chơi hóa (Gamification)
- Xu hướng học tập chia nhỏ Microlearning
- Xu hướng công nghệ thiết bị đeo (Wearable Technology)
E-Learning là gì?
E-Learning là viết tắt của cụm từ Electronic Learning, tạm dịch là học tập trực tuyến. E-Learning là hệ thống cung cấp trải nghiệm học tập và đào tạo dưới dạng các học liệu điện tử, cho phép tiếp cận với số lượng lớn người học tại bất kỳ thời điểm nào thông qua các thiết bị kỹ thuật số (như máy tính, máy tính bảng, điện thoại di động) được kết nối internet.
Các xu hướng công nghệ tích hợp trong E-Learning
Giáo dục và đào tạo trực tuyến tuy thuận tiện và tiết kiệm chi phí hơn hình thức truyền thống nhưng vẫn còn tồn tại một số thách thức. Chẳng hạn như: người học cũng gặp chút khó khăn khi duy trì sự tập trung, khả năng tự học chưa cao như học trực tiếp, chưa đủ động lực và kết nối xã hội,... Do đó, việc tích hợp các xu hướng công nghệ mới vào E-Learning là giải pháp tối ưu.
E-Learning chất lượng cần tích hợp các xu hướng công nghệ mới
1. Xu hướng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI)
Phần lớn mọi người e ngại học trực tuyến vì thiếu sự kèm cặp sát sao của người hướng dẫn. Nhưng khi tích hợp trí tuệ nhân tạo vào E-Learning, người học sẽ có trải nghiệm học 1 kèm 1. AI có khả năng thực hiện một số nhiệm vụ như con người, chẳng hạn như: nhận diện giọng nói, chấm điểm bài tập, phân tích kết quả học tập, hỗ trợ trả lời câu hỏi 24/7, đề xuất các tài nguyên học tập phù hợp,... nhằm đảm bảo hành trình học tập đang đi đúng hướng.
2. Xu hướng công nghệ thực tế ảo AR - VR
Với xu hướng công nghệ nhập vai tích hợp trong E-Learning, trải nghiệm học tập sẽ trở nên sống động, đáng nhớ. Công nghệ AR và VR cho phép tạo mô phỏng 3D (kết nối những yếu tố từ thế giới thực tế vào trong không gian ảo). Người học có cơ hội tham gia vào các nhiệm vụ thú vị giống như thật, phù hợp với nhu cầu cá nhân.
Ví dụ:
- Thực hành kỹ năng ngôn ngữ bằng cách nhập vai vào tình huống gọi đồ ăn trong nhà hàng, tìm địa chỉ trong thành phố, bắt xe buýt tới trường,...
- Thực hành các thao tác phẫu thuật thành thạo trên không gian 3D trước khi tiếp xúc với người thật.
- Khám phá một di tích lịch sử như thật trên không gian 3D khi học về văn hóa lịch sử.
3. Xu hướng công nghệ trò chơi hóa (Gamification)
Công nghệ Gamification có chức năng quan trọng trong việc biến những chủ đề phức tạp, nặng về nội dung thành những bài học dễ hiểu và vui nhộn. Nhờ đó, người học có thể giải quyết các vấn đề trong thế giới thực dễ dàng hơn. Mặt khác, Gamification cho phép thêm các thử thách để hành trình học tập trên E-Learning trở nên hào hứng hơn.
Ví dụ:
Công nghệ Gamification cho phép học từ vựng và số đếm bằng trò chơi Bingo, gieo xúc xắc, vượt chướng vật truy tìm kho báu. Người học được tặng điểm ảo sau mỗi lượt chơi, tặng huy hiệu ở mỗi cấp độ, bảng xếp hạng ảo để thi đua với bạn học.
Công nghệ Gamification biến những bài học khó trở nên dễ hiểu
4. Xu hướng học tập chia nhỏ Microlearning
Công nghệ Microlearning giúp chia bài học dài thành các bài học ngắn hơn. Khi Microlearning được tích hợp trong E-Learning, người học trực tuyến sẽ giảm cảm giác choáng ngợp, dễ hiểu dễ nhớ hơn, nhanh chóng hoàn thành bài học. Công nghệ Microlearning tích hợp trong E-Learning có thể ở dạng video, âm thanh và hình minh họa.
Ví dụ:
Công nghệ Microlearning cung cấp thông tin cho người học bằng thông báo từ cửa sổ bật lên, lời nhắc qua email; giúp người học ghi nhớ tốt hơn bằng flashcard động, học từ vựng bằng đoạn âm thanh ngắn, hướng dẫn từng bước bằng video ngắn giống như trên Tiktok.
5. Xu hướng công nghệ thiết bị đeo (Wearable Technology)
Công nghệ thiết bị đeo bao gồm các thiết bị điện tử có thể đeo lên người như phụ kiện, xăm trên da, cấy vào cơ thể hay nhúng vào quần áo để theo dõi tiến độ hoạt động, cung cấp phản hồi về hiệu suất và cung cấp hướng dẫn cá nhân theo thời gian thực tế.
Ví dụ:
Đồng hồ thông minh, kính thông minh, tai nghe thông minh cho phép người học nhận thông báo về lớp học, chuyển đổi giọng nói thành văn bản, tương tác với nhau trong lớp học ảo.
Các thiết bị đeo ngày càng cải tiến thuật toán và trở thành một trong những xu hướng công nghệ quan trọng. Mặt khác, công nghệ này cũng đặt ra những thách thức về trách nhiệm đạo đức trong giáo dục và đào tạo.
Khi công nghệ phát triển như vũ bão, đặc biệt thế giới đã kinh qua ảnh hưởng từ đại dịch toàn cầu năm 2020 đã thúc đẩy E-Learning phát triển mạnh và ngày càng tỏ ra là 1 giải pháp tối ưu giải quyết bài toán đào tạo thời hiện đại.
Là đơn vị chuyên cung cấp công nghệ giáo dục và đào tạo trực tuyến, eUp Solution luôn cập nhật các xu hướng công nghệ mới nhất để đáp ứng nhu cầu dạy và học chất lượng cao. Nếu bạn muốn trao đổi thêm với các chuyên gia công nghệ số hãy liên hệ với chúng tôi nhé.