Tối ưu hóa đào tạo nội bộ trực tuyến trong doanh nghiệp - Chọn LMS, LXP hay PEP?
Doanh nghiệp của bạn đang băn khoăn trong việc lựa chọn nền tảng đào tạo nội bộ trực tuyến. Các nền tảng gắn với các thuật ngữ viết tắt LMS, LXP, PEP,...chúng là gì? Nền tảng nào là phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn? Cùng eUp Solution tìm hiểu ba loại nền tảng này qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
LMS là gì?
Ưu điểm của LMS
Nhược điểm của LMS
LXP là gì?
Ưu điểm của LXP
Nhược điểm của LXP
PEP là gì?
Ưu điểm của PEP
Nhược điểm của PEP
Gợi ý 4 bước chọn nền tảng đào tạo nội bộ trực tuyến phù hợp nhất với doanh nghiệp
Thuật ngữ LMS
LMS là gì?
LMS là viết tắt của Learning Management Systems (tạm dịch là “hệ thống quản lý học tập”), là một tập hợp các ứng dụng phần mềm hoặc nền tảng dựa trên web giúp thuận tiện cho việc quản lý, theo dõi tiến độ, phân công nhiệm vụ và phân phối nội dung giáo dục đào tạo trực tuyến đã được chuẩn hóa.
LMS chuẩn hóa lộ trình đào tạo nội bộ trực tuyến.
Ưu điểm của LMS
- Giao diện người học đơn giản và đầy đủ chức năng
Giao diện (UI) dễ điều hướng, bố cục rõ ràng cùng các trợ năng đi kèm, hỗ trợ người tạo nội dung cũng như nhà quản lý cung cấp các khóa học và tài liệu đúng chuẩn E-Learning tới người học một cách ít nỗ lực nhất có thể.
- Tự động hóa tác vụ
Các thuật toán cùng công nghệ AI được tích hợp trong LMS sẽ giúp giảm khối lượng công việc cho người đào tạo. Ví dụ: tự động xếp học sinh vào khóa học tiếp theo, tự động nhận ra những biến động về hiệu suất học tập của người học đang cần trợ giúp.
- Giám sát, phân tích và báo cáo
Các tùy chọn hỗ trợ phân tích, giám sát và báo cáo (vd: phản hồi từ người thiết kế khóa học, phân tích số liệu thu thập,...) được tích hợp sẵn trong LMS. Nhà quản lý dễ dàng theo dõi sự tiến bộ của nhân viên và cải tiến chương trình đào tạo nội bộ trực tuyến.
- Tích hợp các ứng dụng khác mượt mà
Một số nền tảng LMS hàng đầu hiện nay có bao gồm tính năng gamification để thu hút sự tham gia nhiệt tình của người học. Ngoài ra, LMS hỗ trợ chuyển đổi các định dạng tệp khác nhau (word, powerpoint, excel, pdf, mp4…) giúp nhân viên thuận tiện truy cập trên các thiết bị kỹ thuật số khác nhau.
- Quản lý khóa học hợp lý
Với LMS, các tài liệu đào tạo nội bộ trực tuyến được chuẩn hóa và sẵn sàng nhận điều hướng; các tác vụ cơ bản như tạo bài tập, ghi điểm và xem danh sách học viên sẽ hoạt động trơn tru ngay cả khi doanh nghiệp muốn thường xuyên mở rộng các chương trình đào tạo nội bộ trực tuyến.
- Chuẩn hóa theo quy định về quyền riêng tư và bảo mật:
Một LMS uy tín sẽ tuân thủ một số quy chuẩn như GDPR ở Châu Âu hoặc tiêu chuẩn tiêu chuẩn IS0 27001. Ngoài ra, LMS sẽ phải cung cấp mức độ tùy chọn bảo mật và quyền riêng tư cho người dùng.
Nhược điểm của LMS
- Người học sẽ cảm thấy thiếu động lực và gắn kết nếu thụ động trong quá trình học tập.
Một số LMS hiện đại có tính năng trò chơi, kết hợp các phương tiện truyền thông nội bộ khác để tăng tương tác trực tuyến. Tuy nhiên, việc học từ xa với một giáo trình chung có thể khiến người học cảm thấy nhàm chán và mất tập trung (đặc biệt với những bài học dài).
- Có thể thiếu tính năng
Nếu sử dụng gói “freemium” thì doanh nghiệp chỉ được tiếp cận một số tính năng hạn chế của LMS. Có một số tính năng (vd: hỗ trợ học tập và báo cáo) phải đăng ký trả phí thì mới được toàn quyền truy cập.
Thuật ngữ LXP
LXP là gì?
LXP là viết tắt của Learning Experience Platforms (tạm dịch là “nền tảng trải nghiệm học tập”), là một nền tảng chuyên cung cấp trải nghiệm học tập cá nhân hóa, phù hợp với nhu cầu và phong cách học tập của tất cả người dùng.
LPX ưu tiên trải nghiệm học tập cá nhân trong đào tạo nội bộ trực tuyến.
Ưu điểm của LXP
- Giao diện trực quan, lấy người học làm trung tâm
LXP tập trung vào trải nghiệm người học hơn là quản lý đào tạo. Các thuật toán cho phép người học dễ dàng tìm thấy khóa học phù hợp nhất với bản thân. Bên cạnh đó, nhân viên có quyền truy cập vào thư viện kỹ thuật số được cập nhật mới thường xuyên.
- Đề xuất cá nhân hóa
LXP cho phép nhà quản lý tạo các lộ trình học tập cụ thể và chỉ định đào tạo (tùy chọn hoặc bắt buộc) cho các cá nhân, nhóm hoặc bộ phận. Mặt khác, mỗi người học cũng được phép điều chỉnh lộ trình học tập tùy theo vai trò và sở thích cá nhân. Người học chỉ nhận thông tin liên quan, vì vậy mục tiêu (học tập) đạt được nhanh hơn.
- Thúc đẩy học tập chủ động
LXP thường “trò chơi hóa” nội dung học tập và các bài kiểm tra. Việc đào tạo nội bộ trực tuyến thường xuyên sẽ gắn liền với niềm vui. Ngoài ra, công nghệ microlearning giúp chia nhỏ bài học để nhân viên có thể nhanh chóng hoàn thành từng phần một. Nhờ đó, nhân viên sẽ tự học tốt hơn trong một thời gian dài.
- Hợp tác và tương tác xã hội
Học tập hợp tác và tương tác xã hội là phần không thể thiếu của bất kỳ LXP nào. Với tính năng chia sẻ, trò chuyện trực tuyến cùng khả năng tích hợp nội dung học vào công việc hàng ngày, LXP cho phép nhà đào tạo và nhân viên có thể dễ dàng học tập và trao đổi mọi lúc, mọi nơi trên các thiết bị số khác nhau.
Nhược điểm của LXP
- Giao diện quản lý đào tạo là phụ trợ
Vì LXP đặt trọng tâm vào trải nghiệm của người học nên một số chức năng dành cho quản trị viên thường thiếu. Giao diện dành cho quản trị viên thường không được thiết kế trực quan bằng giao diện của người học.
- Chi phí cao hơn LMS
Vì tích hợp nhiều công nghệ để đảm bảo tùy chọn cá nhân hóa đa dạng nên giá LXP thường cao hơn LMS. Ngoài ra, khi triển khai LXP vào doanh nghiệp sẽ cần nhiều thời gian và nguồn lực hơn để tạo ra các quy trình cũng như điều chỉnh lộ trình học tập cá nhân.
Thuật ngữ PEP
PEP là gì?
PEP là viết tắt của Performance Enablement Platform (tạm dịch là “nền tảng hỗ trợ hiệu suất”), là nền tảng cung cấp cho người học các giải pháp kỹ thuật số cần thiết vào đúng thời điểm mỗi cá nhân cần nhất và liên tục củng cố kiến thức này sau khi học.
PEP tích hợp nhiều giải pháp kỹ thuật số giúp tăng hiệu suất công việc sau đào tạo.
Ưu điểm của PEP.
- Theo dõi hiệu suất đào tạo và sự phát triển cá nhân
Nhân viên sau khi đã nghiêm túc hoàn thành khóa đào tạo nội bộ trực tuyến nhưng bạn có chắc họ đã vận dụng tốt kiến thức vào công việc không?
PEP thu thập và phân tích dữ liệu làm việc của mỗi nhân viên theo thời gian và nhận biết được lỗ hổng kiến thức, kỹ năng của họ. Từ đó tạo đề xuất học tập kịp thời và tiếp tục theo dõi tiến bộ. Nhân viên cảm thấy được hỗ trợ phát triển bản thân liên tục còn các nhà quản lý sẽ giảm nỗ lực thúc đẩy KPI.
- Nội dung học tập đúng người, đúng thời điểm
PEP bao gồm các công nghệ nhận dữ liệu về nguyên tắc kinh doanh, quy trình công việc; tích hợp AI, công cụ phân tích BI và UX. Do đó, PEP có thể thực hiện các thông báo thông minh đến từng cá nhân, nhắc nhở các nhiệm vụ cụ thể, cung cấp tài liệu hỗ trợ dựa trên quy trình công việc hiện tại của họ.
- Người học được trao quyền
Một số nhân viên (thường là những nhân viên ở cấp quản lý) có thể cảm thấy khó chịu trước sự bắt buộc hoặc kiểm soát quá chặt chẽ. PEP cung cấp quy trình trao quyền cá nhân, khuyến khích họ học tập liên tục theo cách riêng. Với sự hỗ trợ kịp thời giúp cải thiện hiệu suất làm việc, họ nhận được nhiều cơ hội phát triển và thăng tiến nghề nghiệp hơn, từ đó nâng cao sự cam kết của họ với doanh nghiệp.
- Tính linh hoạt và thuận tiện
Nhà quản lý dễ dàng cập nhật và điều chỉnh chương trình đào tạo nội bộ trực tuyến phù hợp hơn với từng nhóm nhân viên. Tất cả nhân viên liên tục nhận được chương trình đào tạo nội bộ trực tuyến vào bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu.
Nhược điểm của PEP
- Thách thức an toàn dữ liệu đào tạo nội bộ
Với việc tự động theo dõi tiến độ và đề xuất những giải pháp hỗ trợ kịp thời cho nhân viên lẫn nhà quản lý, PEP đối mặt với thách thức an toàn dữ liệu cao hơn các nền tảng hỗ trợ đào tạo trực tuyến khác.
- Chi phí đầu tư cao
PEP cần tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến (vd: công cụ phản hồi theo thời gian thực, công cụ thiết lập mục tiêu, hệ thống quản lý học tập, phần mềm phân tích dữ liệu, quản lý hiệu suất, phản hồi 360,...) nên sẽ tốn nhiều chi phí nhân lực, thời gian triển khai.
- Cần hệ sinh thái rộng lớn
Hệ thống hỗ trợ hiệu suất không phải là chiến lược mà doanh nghiệp có thể thiết lập rồi từ bỏ trong ngắn hạn. PEP hỗ trợ xây dựng môi trường làm việc mà bất kỳ nhân viên nào cũng mong muốn, như: ý thức về mục đích và phát triển cá nhân, đánh giá đúng những đóng góp, lộ trình phát triển nghề nghiệp rõ ràng…
Bảng so sánh LMS, LXP và PEP
Mỗi nền tảng hỗ trợ đào tạo nội bộ trực tuyến dù cũ hay mới đều có những ưu và nhược điểm riêng. Để bạn dễ lựa chọn hơn, eUp Solution hệ thống lại một số khác biệt cơ bản giữa LMS, LXP và PEP như sau:
LMS |
LXP |
PEP |
|
Mục tiêu |
Đào tạo tập trung, tuân thủ theo quy trình chuẩn hóa. |
Đào tạo tập trung vào sự phát triển cá nhân của nhân viên, tạo hứng thú học tập thường xuyên. |
Lấy KPI làm trọng tâm đào tạo. |
Tài nguyên học tập |
Tài liệu được chuẩn hóa theo chương trình đào tạo. |
Tài liệu mở. Người học được phép chủ động truy cập. |
Cung cấp tài liệu tự động hóa và cá nhân hóa đúng thời điểm. |
Trải nghiệm học tập |
Chú trọng tối ưu hóa việc quản lý nhiều hơn. Tất cả nhân viên nhận chương trình học giống nhau, bị giới hạn quyền chọn. |
Cá nhân hóa. Linh hoạt tập trung vào sự phát triển cá nhân thông qua các hoạt động học tập đa dạng. |
Cá nhân hóa cao. Linh hoạt đào tạo đúng người đúng thời điểm. |
Phản hồi và đánh giá |
Theo dõi tiến độ, đảm bảo người học đang tiến triển đúng cách theo lộ trình chuẩn. |
Tích hợp cơ chế phản hồi từ cộng đồng, theo đó cải tiến đào tạo. |
Tự động hóa quá trình đánh giá, phản hồi kịp thời và liên tục cho mỗi cá nhân. |
Chi phí (so sánh tương đối giữa 3 nền tảng) |
Thấp nhất |
Trung bình |
Cao nhất |
Gợi ý 4 bước chọn nền tảng đào tạo nội bộ trực tuyến phù hợp nhất với doanh nghiệp
Bước 1: Phân tích nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp
- Nhân viên, quản lý hoặc phòng ban trong doanh nghiệp cần học và cải thiện những kỹ năng cụ thể gì?
- Đối tượng và nội dung đào tạo có ảnh hưởng gì đến chiến lược chung của doanh nghiệp?.
- Xem lại những tính năng quan trọng của mỗi nền tảng học tập.
- Hệ thống và quy trình đào tạo nội bộ hiện có trong doanh nghiệp.
Bước 2: Xây dựng mục tiêu cho nền tảng đào tạo nội bộ trực tuyến
- Làm rõ mục tiêu đào tạo và mục tiêu kinh doanh mà bạn muốn đạt được với nền tảng học tập (có thể đo lường được).
- Khung thời gian có thể đạt được mục tiêu và cân nhắc với tình hình thực tế tại doanh nghiệp (khối lượng công việc của nhân viên, khối lượng học tập, độ khó của thức,...).
- Xác định các tiêu chí đánh giá thành công mà bạn sẽ sử dụng để đo lường sự thành công của nền tảng (vd: nhận biểu mẫu phản hồi, phân tích dữ liệu,...)
Bước 3: Phân tích chi phí và lợi ích của nền tảng
- Tất cả các chi phí ban đầu và chi phí duy trì hệ thống (chi phí công nghệ, nhân công, thời gian thực hiện,...).
- Tất cả các lợi ích mà nền tảng đem lại (tăng hiệu quả công việc cho số lượng lớn nhân viên, giảm nỗ lực đào tạo, quản lý và đánh giá nhân sự chính xác hơn, sự hài lòng của nhân viên lẫn đối tác,...).
Bước 4: Lập kế hoạch thực hiện
- Thông báo cho các bên liên quan trong doanh nghiệp về việc triển khai nền tảng đào tạo nội bộ trực tuyến.
- Trao đổi với kỹ thuật viên về lộ trình triển khai và thời gian dự kiến hoàn thành.
- Thành lập nhóm chịu trách nhiệm trong suốt quá trình triển khai và thực hiện (nếu cần thiết).
- Kiểm tra kỹ lưỡng nền tảng trước khi công bố đến nhân viên.
- Lập kế hoạch các buổi đào tạo nội bộ trực tuyến cho nhân viên.
Là một đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp công nghệ trong giáo dục và đào tạo, eUp Solution sẵn sàng lắng nghe để điều chỉnh thiết kế phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp, kèm cam kết bảo hành trọn đời với chi phí hợp lý nhất.
Đọc thêm các bài viết liên quan :
Đào tạo nội bộ doanh nghiệp online hay offline, đâu là sự lựa chọn tối ưu?
Chuẩn SCORM là gì ? Tại sao cần định dạng video bài giảng Elearning theo chuẩn SCORM ?