Phương pháp “lấy người học làm trung tâm” trong các khóa học Elearning
Kể từ khi chương trình giáo dục phổ thông 2018 ban hành, cách tiếp cận “lấy người học làm trung tâm” được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục Việt Nam. Vậy cụ thể phương pháp này là gì và được triển khai như thế nào trong bối cảnh chuyển đổi số. Hãy cùng eUp Solution tìm hiểu nhé!
Nội dung chính của bài viết
Phương pháp “lấy người học làm trung tâm”
Sơ lược lịch sử
Phương pháp “lấy người học làm trung tâm” là gì?
Ưu điểm
Nhược điểm
Thiết kế khóa học Elearning theo phương pháp lấy người học làm trung tâm
Khóa học Elearning “lấy người học làm trung tâm” là gì?
6 Đặc điểm của khóa học Elearning lấy người học làm trung tâm
1. Cá nhân hóa
2. Trao quyền cho người học
3. Kết nối với thực tế
4. Thách thức vừa sức
5. Trải nghiệm tương tác đa giác quan
6. Giao tiếp và hợp tác
4 Bước thiết kế khóa học Elearning “lấy người học làm trung tâm”
Bước 1: Bắt đầu từ tư duy
Bước 2: Phân tích người học
Bước 3: Làm rõ mục tiêu dạy và học
Bước 4: Sử dụng công nghệ hỗ trợ chuyển đổi quyền lực
Phương pháp “lấy người học làm trung tâm”
Sơ lược lịch sử
Theo Tiến sĩ Rajendra Kumar Shah, các dấu hiệu “lấy người học làm trung tâm” bắt đầu xuất hiện cùng với sự ra đời của giáo dục chính quy vào khoảng năm 3500 trước Công nguyên. Sau đó từ thế kỷ 17 kéo dài đến thế kỷ 20, quan điểm này liên tiếp được nhiều nhà tâm lý giáo dục (Froebel, J.Dewey, J.Piaget, L.Vygotsky, Carl Rogers, Maria Montessori,...) ủng hộ và phát triển trên thế giới.
Và tại Việt Nam, quan điểm “lấy người học làm trung tâm” đã trở thành mục tiêu trọng tâm trong chương trình đổi mới giáo dục phổ thông 2018 (bắt đầu triển khai từ năm học 2020-2021).
Phương pháp “lấy người học làm trung tâm” là gì?
Đây là phương pháp sư phạm tạo cơ hội cho người học được chủ động tích cực ở mức độ tương đối cao trong việc lựa chọn nội dung và quá trình học tập; tùy theo nhu cầu, năng lực và sở thích của người học. Người dạy trở thành người hướng dẫn, quan sát, đồng hành cùng người học.
Lưu ý: Phương pháp này không phải hạ thấp vai trò của người dạy mà trái lại, đòi hỏi họ có năng lực cao hơn trong việc tổ chức, điều phối hoạt động giúp cho người học đạt kết quả học tập tốt nhất.
Người dạy ngày càng hướng tới vai trò của người hướng dẫn, quan sát, đồng hành cùng người học.
Ưu điểm
Nhược điểm
Thiết kế khóa học Elearning theo phương pháp lấy người học làm trung tâm
Khóa học Elearning “lấy người học làm trung tâm” là gì?
Khóa học Elearning định hướng đặt nhu cầu của người học lên hàng đầu, tạo môi trường học tập số hấp dẫn, cho phép người học có các trải nghiệm phong phú cùng mức độ tương tác cao, theo cách thức và thời điểm họ mong muốn. Bên cạnh đó, các khóa học Elearning được thiết kế dựa trên sự hiểu biết cao về đối tượng tham gia nhằm cung cấp các khóa học phù hợp nhất, hiệu quả nhất.
Sáu đặc điểm của khóa học Elearning lấy người học làm trung tâm
1. Cá nhân hóa
Cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm trước hết phải mang tính cá nhân, nghĩa là nó phải giải quyết được các nhu cầu học tập, sở thích, trình độ, phong cách học tập, hoàn cảnh thực tế, văn hóa riêng biệt của từng người học.
Các khóa học Elearning được thiết kế dựa trên sự hiểu biết cao về đối tượng học
Ví dụ: người học của bạn thích đọc hơn nghe, đánh giá cao phản hồi kịp thời qua email,...
Tính cá nhân hóa trong khóa học Elearning được thể hiện qua một số đặc điểm sau:
Khóa học Elearning tạo cho người học cảm giác được kiểm soát và có trách nhiệm với việc học của mình. Họ được trao quyền lựa chọn nội dung muốn dành nhiều thời gian hơn, được thiết lập lịch học với tốc độ riêng, được theo dõi quá trình học tập và tiến bộ cá nhân để điều chỉnh kịp thời,...
Tuy nhiên, người học vẫn nhận được sự đồng hành của giáo viên và công nghệ AI để nhận nhắc nhở kịp thời theo các nguyên tắc trải nghiệm người dùng hợp lý.
3.Kết nối với thực tế
Mục tiêu của các khóa học eLearning lấy người học làm trung tâm là thu hẹp khoảng cách giữa những gì được học và thế giới thực. Do đó, khóa học Elearning cần gắn chủ đề với các tình huống thực tế mà người học đã và đang gặp phải trong đời sống (hoặc hiện tại họ đang cố gắng giải quyết), khuyến khích người học sử dụng những kiến thức và kinh nghiệm trong quá khứ để kích thích tư duy khi tiếp thu thông tin mới.
Các khóa học Elearning cần gắn chủ đề với các tình huống thực tế
.
4. Thách thức vừa sức
Để khóa học Elearning trở nên hứng thú hơn thì những thách thức sự hiểu biết xuyên suốt lộ trình học tập rất cần thiết. Những thử thách vừa sức sẽ giúp kích thích não bộ, thôi thúc người học phải tư duy, vận dụng tất cả kiến thức để xử lý thông tin mới và ra quyết định. Người học trở thành trung tâm, đối mặt và giải quyết vấn đề thực tiễn chứ không chỉ nhớ lại kiến thức đơn lẻ.
5. Trải nghiệm tương tác đa giác quan
Một thiết kế Elearning lấy người học làm trung tâm cần tạo trải nghiệm đa giác quan để thu hút người học, tăng cường ghi nhớ và xây dựng kỹ năng đưa ra quyết định hợp lý chắc chắn. Các nội dung tác động đến thính giác, thị giác, vận động; đồng thời lồng ghép các tình huống thực tế, tạo khoảng thời gian tạm ngừng để suy ngẫm sẽ tạo kết nối học tập sâu bên trong não.
Trải nghiêm đa giác quan tác động đến thính giác, thị giác, vận động.
6. Giao tiếp và hợp tác
Học tập lấy người học làm trung tâm trong eLearning không phải là hoạt động đơn độc. Giao tiếp và hợp tác là điều cần thiết để các khóa học eLearning đạt hiệu quả cao. Cụ thể:
Bốn bước thiết kế khóa học Elearning “lấy người học làm trung tâm”
Bước 1: Bắt đầu từ tư duy
Giáo dục Việt Nam trong một thời gian dài đã quen với cách dạy và học lấy giáo viên làm trung tâm. Do đó, trước khi xây dựng nội dung giảng dạy, bạn có thể bị thách thức về niềm tin khi thay đổi vai trò, cách tổ chức, nội dung nên và không nên đưa vào, cách đánh giá. Tư duy ban đầu sẽ kéo theo nhiều quyết định về sau của bạn.
Bước 2: Phân tích người học
Một khóa học Elearning dù chất lượng đến đâu cũng không thể phù hợp cho tất cả. Để có thể tiếp cận “lấy người học làm trung tâm” thì điều quan trọng là cần hiểu người học. Sự thành công của khóa học phụ thuộc vào mức độ hiểu biết và khả năng đáp ứng đúng nhu cầu của người học.
Bước 3: Làm rõ mục tiêu dạy và học
Một phần thiết yếu của mô hình lấy người học làm trung tâm là mô tả rõ những gì học viên có thể làm được khi kết thúc khóa học. Xuyên suốt khóa học, bạn nên chuẩn bị các nhiệm vụ thay thế để đảm bảo người học có thể đảm nhận và biết cách giải quyết các nhiệm vụ đó.
Bước 4: Sử dụng công nghệ hỗ trợ chuyển đổi quyền lực
Trong bối cảnh chuyển đổi số trong giáo dục, các khóa học Elearning càng cần khai thác sức mạnh của công nghệ để chuyển đổi trọng tâm cho từng cá nhân người học. Người học không thể chờ đợi kiến thức truyền tải từ giáo viên như trước, mà họ cần công cụ để quản lý nội dung học tập, thúc đẩy bản thân, làm việc nhóm, đánh giá điểm mạnh điểm yếu,... để đạt mục tiêu học tập tốt nhất.
Các khóa học Elearning rất cần khai thác sức mạnh của công nghệ.
Nếu bạn đang bắt đầu mô hình “lấy người học làm trung tâm” cho khóa học Elearning của mình và cần tận dụng những công nghệ phù hợp nhất, đừng ngần ngại liên hệ với đội ngũ chuyên gia giáo dục số của eUp Solution để được tư vấn kỹ hơn nhé!